Tuyến giáp nằm ở phần trước của cổ, có hoạt động như một bộ phận điều chỉnh chuyển hóa chính của cơ thể và đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý quan trọng khác. Rối loạn tuyến giáp thường gặp ở nam giới, bao gồm từ bướu cổ vô hại đến ung thư đe dọa tính mạng. Dưới đây là 6 rối loạn tuyến giáp chính thường gặp ở nam giới.
Cường giáp
Cường giáp là một trong những rối loạn về tuyến giáp đáng quan tâm ở nam giới do sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp dẫn đến sự gia tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm: Giảm cân nhanh chóng mà không có chủ ý trong việc ăn kiêng hay giảm khẩu phần ăn; Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh hoặc bất thường; Yếu cơ, mệt mỏi và đổ mồ hôi; Lo lắng và mất ngủ; Bệnh mắt như sưng, đỏ và lồi mắt; Các biến chứng bao gồm các vấn đề tim mạch nặng, loãng xương và cơn bão giáp (cơn cường giáp kịch phát).
Nguyên nhân có thể là do các bệnh tự miễn dịch, bao gồm: Bệnh Graves có kháng thể kích thích tuyến giáp, ung thư biểu mô độc và bệnh Plummer, vêm tuyến giáp.
Để chẩn đoán bệnh tuyến giáp, người bệnh có thể được xét nghiệm máu, Scaner tuyến giáp và xét nghiệm iod phóng xạ. Thuốc kháng giáp và thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị biến chứng tim. Điều trị phóng xạ tuyến giáp cũng được xem xét trong điều trị cường giáp. Phẫu thuật được sử dụng để quản lý bệnh mắt Graves.
Cường giáp ở nam giới.
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng thiếu hormon tuyến giáp trong cơ thể. Điều này gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố làm rối loạn nhiều phản ứng trao đổi chất trong cơ thể người bệnh. Các triệu chứng của suy giáp chậm xuất hiện và thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng lão hóa bình thường, bao gồm: mệt mỏi, tăng cân, đau khớp, mặt sưng húp, giọng khàn khàn, nhịp tim chậm lại, tăng cholesterol máu,giảm trí nhớ, trầm cảm. Đây là một trong những rối loạn về tuyến giáp ở nam giới có thể tiến triển nặng nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm. Các biến chứng gồm bướu cổ, các rối loạn tim và tâm thần, bệnh lý thần kinh ngoại biên và phù.
Viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh suy giáp. Ngoài ra, điều trị cường giáp với thuốc kháng giáp và các loại thuốc khác như lithium, phẫu thuật tuyến giáp và xạ trị có thể gây tổn thương tuyến giáp làm giảm sản xuất hormon tuyến giáp dẫn đến suy giáp.
Chẩn đoán và điều trị: Chẩn đoán cần được thực hiện thông qua xét nghiệm máu để tìm hiểu nồng độ TSH và hormon tuyến giáp. Thuốc levothyroxine là hormon giáp tổng hợp nhân tạo dùng hàng ngày để điều trị suy giáp.
Viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp có nhiều dạng khác nhau như viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm giáp sau sinh, viêm tuyến giáp bán cấp hoặc cấp tính (nguyên nhân do virut hoặc vi khuẩn), viêm tuyến giáp do xạ trị. Các triệu chứng viêm tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào việc tổn thương tế bào tuyến giáp chậm hay nhanh. Tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến nồng độ hormon thấp do tổn thương tuyến giáp chậm và các triệu chứng tương tự như suy giáp: mệt mỏi, tăng cân, đau cơ, trầm cảm và khô da. Tuyến giáp hoạt động mạnh dẫn đến nồng độ hormon cao do tổn thương nhanh tuyến giáp và các triệu chứng tương tự như cường giáp: giảm cân, nhịp tim nhanh, lo âu và khó chịu, yếu và run cơ; mất ngủ.
Viêm tuyến giáp có thể do hậu quả nhiễm trùng hoặc dùng thuốc làm hư tổn tế bào tuyến giáp. Bệnh tự miễn là một nguyên nhân khác của viêm tuyến giáp.
Chẩn đoán và điều trị: Chẩn đoán bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormon và sự hấp thu iod phóng xạ. Điều trị tùy thuộc vào loại viêm tuyến giáp mắc phải. Nếu các triệu chứng là những triệu chứng của cường giáp: thuốc chẹn beta được dùng cho các triệu chứng tim và run. Nếu các triệu chứng là suy giáp, hormon tuyến giáp tổng hợp được sử dụng. Nếu tuyến giáp căng đau, thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc aspirin được sử dụng.
Hạch tuyến giáp
Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp ở nam giới, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau. Triệu chứng là hạch tuyến giáp có thể được sờ thấy hoặc nhìn thấy trên cổ. Chúng có thể gây chèn ép lên thực quản hoặc khí quản gây khó thở và khó nuốt. Đôi khi các hạch tuyến giáp tạo ra các hormon dẫn đến các triệu chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, sụt cân, lo lắng... Tỷ lệ hạch tuyến giáp có thể trở nên ác tính là nhỏ.
Nguyên nhân do thiếu iod, viêm tuyến giáp mạn tính như bệnh Hashimoto, u nang tuyến giáp, ung thư tuyến giáp.
Chẩn đoán và điều trị: Bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm và chụp cắt lớp tuyến giáp để có hình ảnh rõ hơn về các nốt hạch; xét nghiệm chức năng tuyến giáp để xác định xem các hạch có tạo ra các hormon hay không và sinh thiết tuyến giáp để kiểm tra khối u ác tính. Điều trị ức chế hormon tuyến giáp và iod phóng xạ cho các hạch tuyến giáp sản xuất hormon. Phẫu thuật có thể được áp dụng tùy trường hợp.
Bướu giáp đơn thuần
Bướu giáp đơn thuần là một trong những vấn đề về tuyến giáp ở nam giới được đặc trưng bởi một vùng sưng lớn bên dưới quả táo Adam. Các triệu chứng của bướu giáp đơn thuần bao gồm sưng có thể nhìn thấy ở đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước quá lớn, bướu cổ có thể gây ra các biến chứng như đau cổ họng, khó thở và nuốt, ho và khàn tiếng.
Nguyên nhân: Thiếu hụt chất iod, các bệnh tự miễn như bệnh Graves và Hashimoto có thể dẫn đến bướu cổ, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp.
Điều trị: Thuốc điều trị suy giáp và hạn chế sản xuất TSH để bướu cổ không tăng kích thước. Phẫu thuật được khuyến cáo nếu bướu giáp quá lớn.
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là tình trạng nguy hiểm nhất của tất cả các vấn đề về tuyến giáp ở nam giới. Triệu chứng: Ban đầu có thể không có triệu chứng, về sau các triệu chứng xuất hiện như sưng ở cổ, sưng hạch bạch huyết cổ và đau, khàn giọng và khó thở cũng như khó nuốt.
Nguyên nhân: Nguyên nhân có thể bao gồm tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao và di truyền.
Chẩn đoán và điều trị: Xét nghiệm máu, sinh thiết tuyến giáp, xét nghiệm di truyền và kỹ thuật hình ảnh có thể giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Điều trị ung thư tuyến giáp có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng như loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng ở vùng cổ. Điều trị bằng thuốc nhắm đích cũng như phương pháp điều trị iod phóng xạ cường độ cao cũng được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư.
BS. Thanh Hoài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét